Xử lý nước thải sinh hoạt


Xử lý nước thải sinh hoạt là xử lý lượng nước qua sử dụng của con người. Đó có thể là nước thải nhà vệ sinh, tắm giặt, nước từ nhà bếp, tẩy rửa… Đặc điểm của nước thải sinh hoạt thường có thể nhận thấy bằng cách chia làm hai loại:

– Nước thải sinh hoạt do các chất thải sinh hoạt gây ra: Các chất rửa trôi, vệ sinh sàn nhà và cặn bã từ nhà bếp.

– Nước từ các nhà vệ sinh: nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người.

Các nơi phát sinh nước thải sinh hoạt như: tòa nhà, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, nhà ở hay khu dân cư. Cần phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Các thành phần ô nhiễm tổng quát của nước thải sinh hoạt chủ yếu có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy sinh học (60% hữu cơ, 40% vô cơ). Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt có tính chất hóa học như protein, hydrat carbon, chất béo, dầu mỡ, Ure. Các chất dinh dưỡng như nitơ và phốtpho cũng gây ô nhiễm nước (phú dưỡng hóa). Nitơ trong nước thải sinh hoạt tính theo NTK (nito hữu cơ và amoni) thường chiếm 15 – 20 BOD, khoảng 10 – 15g/người/ngày đêm. Photpho khoảng 4g/người/ngày đêm. Các chất hoạt động bề mặt như ABS dùng để tẩy rửa gây nên hiện tượng sủi bọt trắng ở bể. Các chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt như: cát, đất sét, các axit, bazơ vô cơ, dầu khoáng… Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt có chứa một lượng lớn vi khuẩn tính theo Coliform cũng được tính là thành phần ô nhiễm. Vì vậy, việc xử lý nước thải sinh hoạt là thật sự cần thiết.